Thứ Năm, ngày 13/07/2023, 23:12

Vai trò "đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết" của ngành Tuyên giáo tỉnh Điện Biên

MÙA A SƠN
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Điện Biên

(TG) - Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, công tác Tuyên giáo phải tiếp tục đóng vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết” đối với tiến trình cách mạng của quê hương, đất nước; phải luôn nỗ lực, chủ động, có nhiều phương thức sáng tạo, tăng khả năng dự báo, góp phần ổn định chính trị, tạo tiền đề để tỉnh Điện Biên phát triển, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm...

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn coi công tác tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng và của chế độ; là phương tiện cốt yếu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, văn hóa, đạo đức, thể hiện vai trò đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

60 năm (1963 - 2023) xây dựng và phát triển, với các tên gọi khác nhau (Ban Tuyên huấn, Ban Tuyên giáo), nhưng trong mỗi chặng đường cách mạng, công tác tư tưởng nói chung và hoạt động của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên nói riêng đã đóng góp xứng đáng vào thành quả của cách mạng, của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Hệ thống tổ chức làm công tác Tuyên giáo ngày càng củng cố và phát triển, góp phần tích cực vào việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

Lễ hội đua thuyền đuôi én Thị xã Mường Lay

Là tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc sống lầm than dưới ách thống trị của đế quốc và thực dân phong kiến. Chỉ từ khi có cách mạng Tháng Tám 1945, Trung ương Đảng cử một số cán bộ Việt Minh lên tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, ánh sáng của Đảng mới đến được đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu. Với truyền thống yêu nước, đồng bào đã nhanh chóng tin và đi theo Đảng làm cách mạng, đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở châu Quỳnh Nhai, là châu đầu tiên và duy nhất của tỉnh Lai Châu giành được thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám 1945. Có được kết quả đó là có sự đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của các cán bộ Việt Minh được Trung ương Đảng cử lên giúp Lai Châu khởi nghĩa giành chính quyền, tiến hành giác ngộ Nhân dân các dân tộc hiểu về Đảng, về cách mạng, gây dựng cơ sở cách mạng trong nhân dân. Khi thời cơ đến, các cán bộ Việt Minh cùng một số quần chúng ưu tú đã lãnh đạo nhân dân, tập hợp lực lượng quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thành công.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), công tác tuyên huấn đã tập trung vào việc tuyên truyền đường lối "kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh" của Đảng, ra sức vận động quần chúng, giáo dục chính trị tư tưởng cho Nhân dân quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách và huy động cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần xứng đáng vào chiến dịch Tây Bắc (1952) và chiến cuộc Đông xuân 1953 - 1954 trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong thời kỳ khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội (1955 - 1962), tuy không còn Ban Tuyên huấn của tỉnh, nhưng công tác tuyên huấn của Khu ủy Khu tự trị Thái - Mèo và các cấp ủy từ châu đến cơ sở đã phục vụ nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân ra sức phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa giáo dục, tiến hành tiễu phỉ trừ gian, bảo vệ vững chắc biên giới, giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã hội.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước tình hình nhiệm vụ mới, tỉnh Lai Châu được tái lập, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng được thành lập, có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, bám sát thực tiễn sản xuất và chiến đấu, phục vụ chiến đấu để tuyên truyền, vận động quần chúng. Do đó, đã góp phần vào nhiệm vụ quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đảm bảo yêu cầu chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Lào. Đồng thời ra sức thi đua phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, củng cố hậu phương vững mạnh, tiến tới đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình và nhiệm vụ mới, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, công tác tuyên giáo đã tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội, chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới tháng 2-1979, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, những khó khăn, thử thách đã tăng lên gấp bội, đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, tình hình lại càng phức tạp. Niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên dao động. Đường lối đổi mới của Đảng với những cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân đã đưa đất nước vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, thử thách. Công tác tuyên giáo thời kỳ này đã tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh dựa vào nội lực là chính, từng bước khắc phục khó khăn, giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã hoàn thành tốt chức năng là cơ quan tham mưu và giúp việc cho Tỉnh ủy về các lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, khoa giáo và biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương. 

Trước bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, khó lường; thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, truyền thông hiện đại, mạng xã hội phát triển vượt bậc, đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đan xen đối với công tác tuyên giáo của Đảng nói chung và trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng. Trong đó, cán bộ, công chức, những người làm công tác tuyên giáo có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng các phương pháp, hình thức tuyên truyền mới… góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ. Đồng thời tham gia hiệu quả vào môi trường mạng để thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng; qua đó kết nối rộng rãi với người dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh; quảng bá, tuyên truyền nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời cung cấp thông tin chính thống đến với mọi người dân thông qua các thiết bị điện tử, internet và các nền tảng mạng xã hội; quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến bạn bè thế giới và các tỉnh, thành trong nước. thông qua internet và mạng xã hội, lực lượng làm công tác tuyên giáo có thêm điều kiện tiếp cận, khai thác, nắm bắt tư tưởng, các trạng thái, xu hướng tâm lý, xã hội của cộng đồng mạng có kết nối, liên quan đến tỉnh.

Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Điện Biên đã tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ban tuyên giáo với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, làm cho công tác tuyên giáo ngày càng bám sát, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chính trị, trở thành một mắt khâu không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng củng cố sự thống nhất trong Đảng bộ tỉnh, sự đồng thuận trong xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của Nhà nước.

Cán bộ ngành Tuyên giáo chủ động tích cực đấu tranh với các lực lượng phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, kiên quyết bảo vệ cái đúng, bảo vệ nhân tố mới, mô hình mới. Trong điều kiện hiện nay, tính chiến đấu là để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội, nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết XIV đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và tiếp đó là đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị; kỷ niệm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5), Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (10/10), Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)... Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tham mưu Tỉnh uỷ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ tổ chức Hội nghị quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng tới 100% tổ chức cơ sở Đảng; 95% cán bộ, đảng viên, 80% quần chúng, Nhân dân. Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, việc quán triệt Chỉ thị, nghị quyết của Đảng được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hàng chục ngàn lượt người tham dự. Hiện tại, hầu hết các sở, ngành đã có phòng họp trực tuyến; 100% cấp huyện có phòng họp trực tuyến; 9/10 huyện kết nối đường truyền trực tuyến tới cấp xã (riêng huyện Mường Nhé đang phấn đấu thực hiện kết nối đường truyền trực tuyến tới cấp xã nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ).

Công tác tuyên giáo trên địa bàn tỉnh đã tập trung cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân; phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, tôn vinh các giá trị văn hóa và đạo đức, những tấm gương người tốt, việc tốt, nâng cao đạo đức xã hội đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương; nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của các cấp ủy, chính sách của Nhà nước. 

Qua 60 năm tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển công tác Tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh đã có sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt. Ngành Tuyên giáo toàn tỉnh đã tập trung tham mưu cho cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng triển khai thực hiện các lĩnh vực tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy bổ sung các nội dung các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định mới ban hành của Trung ương vào Chương trình công tác hằng năm của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị để xây dựng Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định bảo đảm sát với tình hình thực tế; như tham mưu Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nghị quyết, chỉ thị, trung bình mỗi năm 8 kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác Tuyên giáo; thực hiện việc đánh giá sơ, tổng kết nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trên các lĩnh vực tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở; Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm, 65 năm, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khơi dậy tinh thần Điện Biên Phủ anh hùng trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh; Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm, 20 năm chia tách thành lập mới 2 tỉnh (Điện Biên và Lai Châu); 65 năm, 70 năm, 75 năm thành lập Đảng bộ tỉnh; 105 năm, 110 năm, 115 năm thành lập tỉnh cùng các sự kiện chính trị diễn ra trong năm 2014, 2019, 2023 đã được chỉ đạo xuyên suốt, cụ thể và thực hiện đạt hiệu quả cao.

Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng luôn quan tâm lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác Tuyên giáo trên khắp các lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo,… bảo đảm tính nhạy bén, thiết thực, hiệu quả. Trong những năm gần đây, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng kiến thức mới, tạo chuyển biến về nhận thức, khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, lao động sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, công tác Tuyên giáo phải tiếp tục đóng vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết” đối với tiến trình cách mạng của quê hương, đất nước; phải luôn nỗ lực, chủ động, có nhiều phương thức sáng tạo, tăng khả năng dự báo, góp phần ổn định chính trị, tạo tiền đề để tỉnh Điện Biên phát triển, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, phải bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hệ thống tuyên giáo các cấp cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, gắn với việc tham mưu xây dựng, nâng cao chất lượng, tính khả thi của các chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy, tổ chức Đảng. 

Thứ hai, tăng cường công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng bộ và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã định. Ông cha ta có câu “Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng”, công tác tư tưởng cần phải đi trước một bước, nhất là trong các vấn đề liên quan đến đời sống người dân. Hệ thống Tuyên giáo phải đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, chỉ đạo, định hướng kịp thời các cơ quan báo chí, truyền thông trước các sự kiện, các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm…, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền.

Thứ ba, phát huy vai trò tiên phong, chủ lực của ngành Tuyên giáo trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta. Chủ động tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tích cực chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn học - nghệ thuật; kết hợp giữa "xây" và "chống","xây" là căn bản,"chống" phải quyết liệt, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, khắc phục tính hình thức, đối phó, còn khô cứng trong giáo dục lý luận chính trị. Đồng thời, tiếp tục bám sát cơ sở, xây dựng các điển hình tiên tiến. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội; tham mưu xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp nảy sinh, không để hình thành các “điểm nóng”, đe dọa ổn định chính trị - xã hội.

Thứ năm, đổi mới nội dung, phương thức công tác Tuyên giáo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Tuyên giáo có trình độ chuyên môn và có phương thức hoạt động khoa học, tích cực cập nhật những kiến thức mới, tiếp cận và làm chủ các phương tiện công nghệ mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên cường, trí tuệ, tâm huyết với công việc, có dũng khí đấu tranh, có khả năng phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác. Cán bộ Tuyên giáo phải nói được, làm được, nói phải đi đôi với làm, viết và nói phải “đúng, trúng, thuyết phục”, nhạy bén nắm bắt cái mới và sáng tạo ra cái mới.

 (Nguồn: tuyengiao.vn)


Đọc thêm

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG - GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO TỈNH NAM ĐỊNH

Tác giả: Trần Thị Thanh Mai - Lại Sơn Tùng

(GDLL) - Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một trong những tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền, tỉnh Nam Định cùng các địa phương khác đã và đang tích cực triển khai xây dựng bộ tiêu chí trên. Bài viết làm rõ thực tiễn xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở một số địa phương, qua đó gợi mở một số giá trị tham khảo cho tỉnh Nam Định trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tác giả: PGS, TS NGUYỄN VĂN SỰ - NGUYỄN HOÀNG ANH

(LLCT) - Nghị quyết số 37 - NQ/TW ngày 01-7-2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, nhằm khai thác, phát huy lợi thế của vùng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới... Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu, hạn chế sau 15 năm Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 37, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị khóa XIII trong thời gian tới.

Bình Phước: Những kết quả nổi bật sau 2 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Tác giả: VŨ TIẾN ĐIỀN

(TG) - Sau hai năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, nhận thức về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ tỉnh Bình Phước tiếp tục được nâng lên rõ rệt, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, từ đó giúp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hành động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là công tác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố ở Quảng Ninh hiện nay*

Tác giả: NGUYỄN THỊ THÙY LINH

(GDLL) - Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong cả nước về thực hiện thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố. Với chủ trương đúng đắn, cách làm khoa học, việc thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố ở tỉnh thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên còn một số hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Bài viết phân tích thực trạng việc thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố ở Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.

Củng cố niềm tin của người dân đối với dịch vụ công ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay

Tác giả: NGUYỄN VĂN KIỀU

(GDLL) - Từ khung lý thuyết về niềm tin của người dân đối với dịch vụ công, qua kết quả khảo sát người dân và tổ chức trong sử dụng dịch vụ công ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng niềm tin của người dân đối với dịch vụ công ở khu vực này, chỉ ra những biểu hiện tích cực và những biểu hiện làm suy giảm niềm tin của người dân đối với dịch vụ công. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, thúc đẩy những yếu tố tích cực góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với dịch vụ công ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay.